Dù ở bất kỳ hoàn cảnh nào, điều kiện kinh tế ra sao thì sẽ có đôi lúc bạn cần vay tiền để chi trả cho những khó khăn về tài chính. Tuy nhiên, có không ít người sau khi vay tiền thì lại không trả, bùng nợ gây nhiều rắc rối và tranh chấp.
Vậy, hành vi vay tiền không trả phạm tội gì? Hình thức xử lý với đối tượng vay tiền không trả ra sao? Bài biết hôm nay, vaysieutoc.vn sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về quy định pháp luật liên quan đến vấn đề vay tiền không trả phạm tội gì để bạn nắm rõ, từ đó có trách nhiệm trả nợ đầy đủ khi đi vay.
Khái niệm vay tiền không trả
Trong cuộc sống, chắc chắn sẽ có lúc nào đó bạn sẽ gặp khó khăn về tài chính, muốn có khoản tiền cần thiết để giải quyết vấn đề. Vì thế, hình thức vay mượn tiền càng ngày càng được ưa chuộng. Không chỉ vay mượn người thân, bạn bè, một số người còn thực hiện vay qua ngân hàng hay các tổ chức tài chính.
Đã vay tiền, đồng nghĩa với việc phải trả nợ đầy đủ và đúng hạn như thỏa thuận với bên cho vay. Tuy nhiên, một vài khách vay tiền không trả, hoặc trả chậm hơn so với thời gian đã được thương lượng.
Vay tiền không trả là một hành vi vi phạm pháp luật. Người vay tiền không trả có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự và phải chịu hình phạt vô cùng nặng nề. Vì thế, nếu không đủ khả năng trả nợ, hãy cân nhắc thật kỹ trước khi vay vốn để tránh rơi vào tình trạng vay tiền không trả.
Vay tiền không trả phạm tội gì?
Một khi chấp nhận vay tiền, người đi vay phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ đầy đủ, đúng hạn và đúng địa điểm cùng phương thức thanh toán đã thỏa thuận. Tiền nợ phải trả bao gồm cả gốc lẫn lãi, trừ trường hợp người đi vay có thỏa thuận khác với bên cho vay.
Một khi đến hạn thanh toán khoản vay, nếu người đi vay trả chậm hoặc không trả tiền theo đúng thỏa thuận, tức là người đi vay đã bị rơi vào diện vay tiền không trả. Vậy, vay tiền không trả phạm tội gì?
Hiện nay, người vay tiền không trả sẽ bị quy về 2 hình thức tội phạm sau:
1. Tội phạm lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản
Khi người đi vay có dấu hiệu bỏ trốn, không trả nợ. Mặc dù có khả năng trả nhưng cố tình trốn bên cho vay nhằm chiếm đoạt tài sản thì bị quy về loại tội phạm lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được quy định tại điều 175 của Bộ luật Hình sự.
2. Không bị cấu thành tội phạm mà chỉ vi phạm hợp đồng dân sự – hợp đồng vay tiền
Trường hợp người đi vay không có hành vi cấu thành tội phạm hình sự mà chỉ bị người cho vay khởi kiện theo pháp luật dân sự về vi phạm nghĩa vụ trả tiền theo điều 280, điều 466 của Bộ luật Dân sự.
Các hình thức xử lý hành vi vay tiền không trả
Tùy vào loại hình tội phạm mà có cách xử lý hành vi vay tiền không trả khác nhau:
Đối với các loại tội phạm lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản thì có thể sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm. Hoặc sẽ bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm với mức phạt cao nhất lên đến 20 năm.
Ngoài ra, người phạm tội còn sẽ phải chịu khoản phạt từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, bị cấm đảm nhiệm các chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm các công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm. Bên cạnh đó, người bị phạm tội còn có thể bị tịch thu 1 phần hoặc toàn bộ tài sản.
Đối với những vi phạm hợp đồng dân sự, phải thực hiện đúng nghĩa vụ trả tiền bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc. Nếu người đi vay trả chậm hoặc trả không đủ theo thỏa thuận thì người cho vay có thể đòi bồi thường thiệt hại do ảnh hưởng của việc trả chậm gây ra từ bên đi vay.
Lưu ý khi cho vay để không bị chiếm đoạt tài sản
Để tránh trường hợp cho vay nhưng bị lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, bạn cần phải lưu ý một số điều cần thiết sau đây:
- Người cho vay cần lập hợp đồng vay bằng văn bản rõ ràng để có bằng chứng, chứng minh rằng mình cho vay tiền, đảm bảo cho việc đòi nợ sau này.
- Ghi âm hoặc ghi hình các cuộc trò chuyện khi cho vay để làm bằng chứng
- Nên có người làm chứng và lời khai của người làm chứng đảm bảo
- Lưu giữ sự xác nhận vay tiền của bên vay qua tin nhắn điện thoại, email hay các phương tiện khác.
Kết luận
Việc vay tiền không trả có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật. Vì thế, nếu bạn vay tiền nhưng không thực hiện nghĩa vụ trả nợ, bạn có thể sẽ phải đối mặt với các hậu quả nặng nề, thậm chí phải chịu trách nhiệm hình sự. Bên cạnh đó, bạn sẽ còn phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo đúng quy định của pháp luật. Do đó, khi vay tiền, bạn cần phải cân nhắc nguồn tài chính, khả năng trả nợ của mình để có thể thanh toán nợ đúng hạn, tránh gặp rắc rối về pháp lý.
Qua bài viết vay tiền không trả phạm tội gì, hy vọng bạn sẽ nắm rõ hậu quả khi vay tiền không trả từ đó có kế hoạch vay và thanh toán nợ đúng đắn. Chúc bạn vay tiền thành công và có những trải nghiệm thật tuyệt vời.