Nợ xấu là gì? Phân loại 5 Nhóm nợ theo CIC

Nợ xấu là gì? Phân loại nợ xấu

Nợ xấu là yếu tố khiến bạn không thể tham gia các khoản vay tại ngân hàng hay các công ty tín dụng. Việc này không chỉ ảnh hưởng đến bản thân mà ngay cả các cá nhân trong gia đình bạn cũng bị ảnh hưởng.

Vậy làm nợ xấu là gì? và được phân loại nhóm như thế nào?, bài dưới đây vaysieutoc.vn sẽ giải đáp giúp bạn

Nợ xấu là gì?

Nợ xấu (NPL – Non-Performing Loan) là tình trạng điểm tín dụng của bạn bị đánh giá là kém trên hệ thống quản lý thông tin tín dụng CIC.

Nợ xấu xảy ra khi các khoản vay của cá nhân hoặc tổ chức không được thanh toán đúng theo quy định của hợp đồng vay. Một khi bị ghi nhận có nợ xấu hoặc có lịch sử nợ xấu, cá nhân, tổ chức đó rất khó tham gia vay vốn ở ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khác.

Hiểu đơn giản hơn “Nợ xấu” là các khoản vay không được trả hoặc trả chậm so với khoảng thời gian quy định. Tùy thuộc mức độ vi phạm hợp đồng vay sẽ có các mức đánh giá nợ xấu riêng.

Thông tin các khoản nợ xấu CIC sẽ cập nhật theo tháng từ các khoản vay ngân hàng và tổ chức cho vay lên website. Đây là nơi lưu trữ lịch sử tín dụng của các cá nhân và tổ chức. Các ngân hàng sẽ căn cứ điểm tín dụng này để quyết định xét duyệt cho vay hay không.

Phân loại các nhóm nợ

Theo quy định của CIC – Trung tâm thông tin tín dụng thuộc Ngân hàng nhà nước quản lý, các nhóm nợ được chia làm 5 nhóm. Dựa trên lịch sử trả nợ của cá nhân hay tổ chức 

Các nhóm nợ xấu
Phân loại các nhóm nợ

Nhóm nợ 1: Dư nợ tiêu chuẩn

Bao gồm các cá nhân, tổ chức có khoản nợ được các tổ chức tín dụng đánh giá là có đủ khả năng thu hồi cả gốc và lãi đúng theo thời hạn của hợp đồng vay. Nhưng khi bị trễ thanh toán từ 1-10 ngày sẽ bị chịu phạt quá hạn 50%.

Đối với nhóm này có thể tiếp tục tham gia các gói vay khác nếu chứng minh được có đủ khả năng chi trả khoản vay thêm.

Nhóm nợ 2: Dư nợ cần chú ý

Bao gồm các cá nhân có khoản nợ trễ hạn thanh toán từ 10 ngày đến 90 ngày. Nếu tiếp tục trễ thêm ngày thứ 91 sẽ bị chuyển qua nhóm nợ 3.

Đối với các cá nhân thuộc nhóm 2 nếu liên tục bị chậm chi trả trên 10 ngày hàng tháng thì khả năng cao không được tham gia vay tiếp tục. Nhóm này cần phải đợi thời gian sau 12 tháng mới có thể được xóa lịch sử nợ xấu trên hệ thống. Nhưng nếu thanh toán đều đặn khoản vay sau đó, bạn vẫn có thể được các ngân hàng chấp nhận cho vay mới.

Nhóm nợ xấu 3: Nhóm có dư nợ dưới tiêu chuẩn

Gồm các khoản nợ quá hạn từ trên 90 ngày đến 180 ngày. Khi nằm trong nhóm này chỉ khi thực hiện trả đều đặn không trễ hàng tháng thì sau 12 tháng xóa nợ xấu, nhóm có thể tiếp tục được.

Nhóm nợ xấu 4: Nhóm có dư nợ nghi ngờ.

Gồm các khoản nợ quá hạn trên 180 ngày đến 360 ngày. 

Nhóm nợ xấu 5: Dư nợ có khả năng mất vốn.

Đây là các khoản nợ quá hạn 360 ngày hoặc mất khả năng chi trả. 

Theo quy định tại Điều 10 Thông tư 02/2013/TT-NHNN, sửa đổi bởi Điều 1 Thông tư 09/2014/TT-NHNN, Nợ xấu thuộc các nhóm nợ 3, 4 và 5 và có số ngày quá hạn thanh toán từ 90 ngày trở lên.

Những nguyên nhân dẫn tới bị nợ xấu

Nợ xấu có thể do nguyên nhân chủ quan và khách quan. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp khi bị ghi nhận nợ xấu.

  • Vay mua trả góp nhưng không thanh toán hoặc liên tục thanh toán chậm. Khi mua các sản phẩm tại cửa hàng, siêu thị như điện máy, xe máy, đồ điện tử.. bạn được hỗ trợ mua trả góp theo tháng từ các sản phẩm tài chính của ngân hàng hoặc công ty tài chính… Tuy nhiên mỗi tháng bạn không trả tiền đầy đủ hoặc thanh toán không đúng hạn theo hợp đồng cam kết.
  • Tham gia vay tiền, mua trả góp hàng tháng theo dạng tín dụng hoặc tín chấp nhưng trả chậm hoặc mất khả năng chi trả theo quy định gói vay.
  • Sử dụng thẻ tín dụng. Việc lạm dụng thẻ tín dụng dẫn và không kiểm soát mức chi tiêu dẫn đến tình trạng không đủ khả năng thanh toán cúng là nguyên nhân bạn bị nợ xấu
  • Không tham gia thanh toán các phí phạt do quá hạn ngày thanh toán các khoản vay lâu ngày các khoản phí này dẫn chuyển thành khoản nợ quá hạn không được thanh toán .
  • Đã tham gia vay nhưng cố tình không trả nợ dẫn tới khoản vay bị quá hạn, chuyển thành nợ xấu.

Thông tin về các tình trạng nợ xấu sẽ được lưu trữ trên hệ thống CIC. Để được tham gia các khoản vay hay mua trả góp bạn cần được ngân hàng/tổ chức tín dụng xét duyệt hồ sơ vay thông qua việc kiểm tra điểm tín dụng trên hệ thống CIC.

Nguyên nhân khách quan: Bạn để lộ thông tin cá nhân và bị người khác sử dụng thông tin để đi vay hoặc đi mua trả góp. Sau đó không chi trả dẫn đến hồ sơ vay mang thông tin của bạn và liệu vào nợ xấu. Nếu rơi vào trường hợp trên, hãy làm đơn khiếu nại và cung cấp thông tin và bằng chứng có liên quan để được họ xem xét và xóa bỏ lịch sử tín dụng này.

nguyên nhân bị nợ xấu
Để lộ thông tin cá nhân khiến bạn dễ dàng rơi vào nợ xấu

Các khắc phục khi bị nợ xấu

Để khắc phục nợ xấu nhanh nhất là cần thanh toán toàn bộ khoản vay cả gốc và lãi nhanh chóng, Xác định mình thuộc các nhóm nợ xấu nào.Theo quy định của Ngân hàng Nhà Nước, Các khoản vay dưới 10 triệu sẽ không cập nhật nợ xấu nếu đã tất toán khoản vay. Vì vậy để xóa nhanh nợ xấu trong trường hợp này bạn cần liên hệ tới ngân hàng hoặc tổ chức cho vay để thanh toán và làm hồ sơ tất toán.

Với các khoản vay trên 10 triệu để xóa nợ xấu cần thanh toán nhanh nhất có thể toàn bộ gốc lãi và phí phạt quá hạn. Sau đó nhờ ngân hàng, bên cho vay làm xác nhận việc đã hoàn trả khoản nợ quá hạn trên với lý do khác quan. Sau đó chờ hết hạn xóa nợ từ hệ thống CIC.

nợ xấu là gì
Các khoản vay dưới 10 triệu sẽ không bị CIC cập nhật nợ xấu nếu đã tất toán khoản vay.

Thông tin về lịch sử tín dụng của khách hàng sẽ được CIC cập nhật định kỳ mỗi tháng. Theo quy định của CIC thì kể từ thời điểm trả hết nợ. Sau 12 tháng, lịch sử nợ xấu của khách hàng sẽ được xóa bỏ và khách hàng sẽ có đủ điều kiện đáp ứng tiêu chí cho vay của ngân hàng và được vay tiếp. Đối với các khoản nợ thuộc nhóm 3,4,5, thời gian để xóa nợ xấu theo quy định của CIC là 5 năm. Do đó, nếu lịch sử tín dụng của bạn bị rơi vào các nhóm 3,4,5. Bạn sẽ rất khó để có thể vay tiền từ các tổ chức tín dụng.

Bài viết đề cập đến thông tin về nợ xấu là gì và phân loại các nhóm nợ xấu. Hy vọng sẽ giúp bạn có thêm cơ sở để tìm hiểu sâu hơn về nợ xấu và cách khắc phục nợ xấu. 

5/5 - (1 bình chọn)

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận