App vay tiền bị bắt đều là do lợi dụng nhu cầu cần tiền gấp, cần tiền nhanh với thủ tục đơn giản của nhiều khách hàng để lừa đảo. Vậy, đâu là các app vay tiền bị bắt mới nhất hiện nay?
Vay tiền online càng ngày càng trở nên phổ biến nhờ sự nhanh chóng và tiện ích mà nó mang lại. Tuy nhiên, đi kèm với các lợi ích thì hình thức vay này cũng chứa nhiều rủi ro tiềm ẩn. Trong đó, việc bị áp dụng vay với lãi suất cao, vay nặng lãi hiện đang là vấn đề khiến khách hàng gặp nhiều khó khăn và áp lực. Không chỉ dừng lại ở đó, đáng lo ngại hơn là một số ứng dụng vay tiền đã bị chức năng bắt giữ do hoạt động bất chính.
Bài viết sau đây, vaysieutoc.vn sẽ cung cấp cho bạn danh sách các app vay tiền bị bắt và một vài lưu ý cần thiết để bạn tránh ra các đơn vị cho vay kém uy tín, đảm bảo an toàn cho mình.
Thế nào là app vay tiền bị bắt?
App vay tiền bị bắt là app vay hoạt động trái pháp luật, bị cơ quan chức năng, công an vào cuộc bắt giữ. Có rất nhiều lý do khiến một app vay tiền bị bắt. Dưới đây là các lý do thường gặp nhất:
- App vay áp dụng mức lãi suất vay cao hơn quy định của nhà nước là 20%/năm.
- Mục đích hoạt động của app không rõ ràng, chủ yếu dùng để rửa tiền bẩn
- Giải ngân thiếu số tiền vay cho khách hàng nhưng lại tính mức lãi dựa trên số tiền vay ban đầu.
- Không có giấy phép hoạt động
- Thông tin khoản vay không được minh bạch hóa trong hợp đồng, khiến khách hàng bị che mắt và dễ dàng rơi vào bẫy.
- Không thỏa thuận vay hay hợp đồng vay rõ ràng.
- Đánh cắp thông tin của khách hàng để bán cho bên thứ 3 hay dùng để đi lừa đảo.
Danh sách những app cho vay tiền bị bắt cần cập nhật mới nhất 2023
Vay tiền qua app không phải là hình thức vay an toàn nếu như bạn lựa chọn nhầm đơn vị cho vay kém uy tín hay các tổ chức tín dụng đen nguy hiểm. Vì thế, hãy cập nhật ngay danh sách các app vay tiền bị bắt mới nhất 2023 sau đây để biết cách tránh xa nguy hiểm nhé.
1. Tamo
Tamo là một trong những app vay lừa đảo đang bị bắt mà khách hàng nên chú ý. App cho vay này liên quan đến nhiều vụ lùm xùm cho vay với các khoản phí không minh bạch. Bên cạnh đó, app còn thực hiện giải ngân với số tiền không đúng thỏa thuận, thậm chí còn trừ bớt tiền của khách hàng.
2. Vay tốc độ: Khi nhắc đến các app vay tiền bị bắt, không ai không biết đến app Vay tốc độ. Một trong những đơn vị lừa đảo khách hàng vay vốn với lãi suất cắt cổ lên đến 200% – 300%/năm. Hiện nay, app vay này đã bị xóa sổ trên thị trường
3. Smart Loan: Một trong những app vay nóng mà khách hàng cần né gấp khi gặp phải. Bởi khi vay tiền tại đây, bạn sẽ chịu một mức lãi suất vô cùng cao. Hơn nữa, thông tin vay còn không rõ ràng, khiến nhiều khách hàng gặp trường hợp nợ chồng nợ, không trả hết.
4. Cashwagon: Không chỉ cho vay nặng lãi, app Cashwagon còn áp dụng các khoản phí dịch vụ cao ngất ngưỡng khiến các khách hàng ngập trong nợ không thoát ra được. Đáng sợ hơn, đơn vị này còn sử dụng hình thức đòi nợ đáng sợ, uy hiếp tinh thần người đi vay và gia đình của họ.
5. Home Đồng: Home Đồng là app vay tiền bị bắt với lý do cho vay với lãi suất cao không minh bạch, phí phạt khi nợ quá hạn vô cùng cao. Vì thế, nếu bạn gặp phải app vay này, hãy nhanh chóng tránh xa nhé.
Ngoài các app vay tiền bị bắt được chia sẻ trên đây, hiện nay, cũng có không ít các app vay xấu đang nằm trong diện bị theo dõi điều tra từ cơ quan chức năng như Siêu vay, Cash Tốc độ, TreeMoney, VayCoNgay,…cùng hơn 200 app cho vay đòi nợ xấu khác. Chính vì thế, nếu muốn có một khoản vay an toàn, bạn cần tìm hiểu thông tin các đơn vị vay thật kỹ trước khi đăng ký vay nhé.
Kinh nghiệm tránh xa các app vay tiền bị bắt
Chắc chắn không ai muốn dính vào các app vay tiền bị bắt nguy hiểm. Vậy nên, để có thể tránh xa các tổ chức tài chính xấu này, bạn cần nắm rõ một số lưu ý cần thiết sau:
- Khi vay tiền, bạn cần kiểm tra thật kỹ thông tin của app vay cũng như tổ chức đứng sau ứng dụng này.
- Kiêm tra mức lãi suất vay cũng như các khoản phí được ghi rõ trong hợp đồng vay. Xem xét chúng có đúng như mức lãi suất mà app vay tính cho bạn hay không.
- Từ chối các app có yêu cầu truy cập danh bạ hay tài khoản Icloud bởi đây đều là những app có dấu hiệu lừa đảo, đánh cắp thông tin.
- Không chọn các app vay được quảng cáo trên mạng. Thông thường các app vay này thường là những app vay núp bóng các đơn vị cho vay nặng lãi.
- Mọi thông tin về khoản vay của bạn phải được ghi thật rõ ràng trong hợp đồng vay để tránh các trường hợp phát sinh ngoài ý muốn.
- Cập nhật tin tức về các app vay thường xuyên trên các phương tiện truyền thông để biết đâu là app vay tiền bị bắt, từ đó kịp thời tránh xa.
Kết luận
Để đảm bảo an toàn trong quá trình vay vốn, bạn cần phải thật cẩn thận. Trước khi đặt bút ký vay, bạn cần hiểu rõ các điều khoản và điều kiện của ứng dụng. Đồng thời luôn cập nhật thông tin về các app vay tiền bị bắt để tránh rơi vào các tình huống nguy hiểm.
Nếu bạn lỡ không may rơi vào các app vay tiền bị bắt thì đừng vội lo lắng. Điều bạn cần làm đó là đến cơ quan công an để báo cao. Tại đây, cơ quan sẽ giúp bạn đưa ra các phương án và giải pháp tốt nhất cho bạn. Chúc bạn có một quá trình vay tiền thật an toàn và vui vẻ.